Giá thép hôm nay tiếp đà tăng và đạt ngưỡng 4.300 nhân dân tệ/tấn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12, giá thép kỳ hạn chốt phiên ở mức cao hơn trong giao dịch ban ngày trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, Tân Hoa Xã đưa tin.

Theo đó, hợp đồng thép thanh vằn xây dựng được đặt hàng nhiều nhất vào tháng 5/2021 tăng 13 nhân dân tệ (tương đương 1,99 USD), ghi nhận mức 4.256 nhân dân tệ/tấn.

Tương tự, hợp đồng tháng 5/2021 của thép cuộn cán nóng (HRC), chủ yếu được sử dụng trong ô tô và thiết bị, cũng tăng 11 nhân dân tệ lên mốc 4.436 nhân dân tệ/tấn.

Tên loại

Kì hạn

Ngày 31/12

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 5/2021

4.300

+53

Giá đồng

Giao tháng 2/2021

57.950

-380

Giá kẽm

Giao tháng 2/2021

20.900

-20

Giá niken

Giao tháng 3/2021

124.490

-1.260

Giá bạc

Giao tháng 2/2021

5.632

+95

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Một quan chức cấp cao cho biết, Trung Quốc sẽ kiên quyết cắt giảm sản lượng thép thô vào năm 2021 và đảm bảo sản lượng sẽ giảm đáng kể so với năm vừa qua.

Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ phấn đấu đạt mức tối đa lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể và hiệu quả nhằm cắt giảm tình trạng dư thừa công suất, đặc biệt là trong lĩnh vực thép tiêu thụ nhiều năng lượng.

Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 – 2020), Trung Quốc đã đạt mục tiêu giảm 150 triệu tấn thép thô trước thời hạn. Đồng thời, tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp lớn cũng giảm đáng kể.

Hiệp hội Thép Ấn Độ cho biết, lệnh cấm tạm thời đối với xuất khẩu thép viên cao cấp trong 6 tháng hoặc cho đến khi tình hình ổn định sẽ làm tăng nguồn cung trong nước.

Bên cạnh đó, Chính quyền Trung ương cần chỉ đạo các công ty khai thác ưu tiên cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng trong nước hơn là xuất khẩu sang nước ngoài.

Trong 6 tháng qua, Tổng Công ty Phát triển khoáng sản quốc gia (NMDC) đã tăng giá quặng sắt từ 1.960 rupee/tấn lên 4.610 rupee/tấn. Mỗi lần giá quặng sắt tăng 1.000 rupee sẽ đẩy chi phí sản xuất thép lên khoảng 2.000 rupee/tấn.

Sản lượng ở bang Odisha, nơi đóng góp hơn 50% quặng sắt hàng năm của Ấn Độ, ghi nhận mức 15 tấn trong 5 tháng đầu năm tài chính (bắt đầu từ tháng 4), giảm 60% so với con số 35 tấn được khai thác cùng kỳ năm ngoái.

Sự thiếu hụt quặng sắt ở Odisha chủ yếu bắt nguồn từ các hợp đồng thuê bị hết hạn và các vấn đề liên quan đến sơ tán. Tình trạng mất cân bằng nguồn cung kéo dài ở Odisha là do 14 trong số 19 mỏ mới được đấu giá không hoạt động.

Theo Kinh tế Chứng khoán

Author

minh@pressvn.com